Latest Post

VIDEO NGOẠI KHÓA TRƯỜNG THCS TÂN AN 2015

UNG THƯ GAN GIAI ĐOẠN CUỐI, GIẢI PHÁP TỐI ƯU: LÁ ĐU ĐỦ VÀ SẢ

Cách đây hơn hai năm , anh em VHV trường Võ Bị Dalat nhận được hai tin không vui về một cựu Giáo sư, anh Phùng Văn Bộ là việt kiều Canada đang gặp phải: - một là hơn nửa triệu đô la đầu tư về VN bi. mất trắng và - hai là Anh gặp bệnh nan y: Ung thư gan giai đoạn cuối, sau xét nghiệm cuối cùng về y khoa ở bệnh viện ở Canada . Anh đã nằm viện mấy tháng, khối u gan trên 04 cm đã được xử dụng kỹ thuật cao chặn đứng sự di -căn bằng cách cắt, cô lập cách mạch máu nuôi u và đưa thuốc vào nội tạng gan để cô lập. Anh Bộ sinh năm 1933, nay đã trên 80 tuổi, không đủ sức chịu đựng, nên mất sức nhanh, tóc rụng và đứng đi không nổi. Bệnh viện cũng cho anh hay với tình trạng sức khoẻ của anh khó vựợt qua nổi sáu tháng. Trước 2009 anh Phùng Văn Bộ, bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoan đầu, bệnh viện đề nghị giải phẩu,anh không chịu cho mổ, cố chịu cảnh “đái rắc” vì thấy mình cũng tuổi già, không nên đụng vào dao kéo làm gì.

Vừa ung thư gan và tiền liệt tuyến (cả hai đều là ung thu nguyên phát), vừa được y khoa tiến triển của Tây Y “báo tử”, là anh không đủ sức chịu nổi “xạ trị” và các ca dao kéo.
Vốn là thầy thuốc châm cứu, và hiểu rõ y lý đông phương, hơn nữa cũng sẵn tâm thuận đạo sinh tử lẻ thừơng, anh trở về VN, Vĩnh Long, thử chữa theo cách của mình. Dẫu sao, ru mình những ngày cuối đời ở quê nhà vẫn là hạnh phúc!
Anh Phạm Kế Viêm,một Giáo Sư toán nổi danh ,người suốt đời nghiên cứu tử vi, bạn VHV Đà Lạt,với anh Bộ , gửi thư động viên anh Phùng Văn Bộ giữa năm 2011: “cái rủi mất tiền. đầu tư sai chỗ ở VN của anh biết đâu là “của đi thay người” gánh cho anh cái nạn bệnh nan y này. Anh qua được năm này, tôi tin Anh sẽ còn thọ, sẽ tốt”.
Tất cả anh em VHV đều tin rằng anh Viêm chỉ an ủi, còn việc anh Bộ về quê với ung thư gan giai đọan cuối, tóc rụng, chân run , đi một bước có người dìu đỡ… đưa được thân xác tàn tạ về quê hương những ngày cuối đời đã là điều quý.(!!)
Vậy mà hôm qua, ngày 02/04/2013, Hay tin anh Phùng- Văn- Bộ từ Vĩnh Long lên Saigon để về Canada. Tôi và anh Diệp VHV , đến thăm anh và tôi không thể tin ở mắt mình: Một ông già 81 tuổi chắc nịch, mắt sáng, dáng đi cứng cáp bước lên xuống cầu thang gác đon tôi và anh Nguyễn -Văn -Diệp như là một "trung niên hán tử" !
- Hai năm qua anh đă chữa trị ung thư bằng cách nào, mà mới ngày nào tôi gặp anh, xin lỗi tôi nghĩ anh không qua được sáu tháng.?.Tôi hỏi.
-Bệnh viện Canada nó cho mình bản án báo tử. Mình về quê-hương "còn nước còn tát " .Mình chỉ có kiên trì 1 thứ thuốc đó là:”Nước trà lá đu đủ với sả,". uống thay mọi thức uống. Chỉ có vậy. Mình muốn nói với các bạn, lấy kinh nghiệm bản thân của mình mà nói cho mọi người. Giúp được ai thì mừng nấy các bạn à.
Anh Bộ, nhấn mạnh cách chữa trị ung thư của anh như sau :
- Ung thư gan, nội tạng, phổi… Đều xử dụng trà lá đu đủ và sả chữa trị được. Nhưng cũng tùy tạng người, có người chữa dứt, có người được giai đọan đầu biến chuyển nhanh, nhưng sau đó chậm. Ung thư gan thì tôi thấy biến chuyển rõ rệt. Tôi dùng trà lá đủ đủ và sả trong hai năm, nay đi tái khám và xét nghiệm thì đã hòan tòan hết sạch bứơu trong gan cũng như sưng phù tuyến tiền liệt.Tôi đã chỉ vẻ nhiều người dưới quê , kết quả rất tốt , nhất là các bệnh ung thư gan , phổi , bao tử , siêu vi B , siêu vi C...Nó là loại trà giải độc , lọc máu số một , không bệnh uống ngừa bệnh cũng rất hay.
Cách chế biến như sau: lá đu đủ xắt tươi phơi khô, sả củ xắt mỏng phơi khô, cả hai thứ trộn lẫn, nấu như nấu nước chè, bỏ vào chai để nguội uống suốt ngày. Tỉ lệ sả trong đu đủ ít thôi, khỏan 1 phần mười sả làm mùi nước thơm dễ uống và nó dẫn chất thuốc rất nhanh.
Thời gian đầu, khỏan hai tuần, khi mới uống thì phân và tiểu thải ra có mùi hôi thối nồng nặc. Đó là chất độc đã được trục ra khỏi máu.
Nhìn cách anh Phùng Văn Bộ trình bày, cách anh nói cười diễn đạt tôi không tin vào mắt mình rằng đây là nguòi trước đây hơn một năm , tôi bắt bàn tay lạnh giá của anh với ý nghĩ là lần vĩnh biệt.
Cách đây mấy ngày tôi vừa nhận đựơc tin bạn tôi, Lê Thiệp, ở Mỹ cũng đang đi vào kiếp nạn ung thư gan giai đọan cuối. Trong phát biểu trước thân hửu tại Lễ kỉ niệm 10 năm Tủ-Sách Tiếng Quê Hương, bạn Lê Thiệp cho biết thi sĩ Uyên Thao nhờ uống trà lá đu đủ mà thóat tay tế bào ung thư. Thế thì món thuốc đơn giản này không phải là khám phá mới ,nhưng theo Anh Phùng -văn -Bộ khó nhất và cần nhất là kiên trì, kiên trì uống!! .Chỉ đơn giản có vậy!!
Tôi mong bạn tôi Lê -Thiệp, Nguyễn -khắc -Nhượng... cũng được như anh Phùng- Văn -Bộ, 81 tuổi, nói cười ha hả khoe với tôi và anh Diệp: “Tôi nói các bạn chia vui, khỏan ung thư thì nay đã qua khỏi rồi, mà khỏan "sức sống "thì nay mình nay hơn tám mươi mà lạ quá mình cũng còn "rạo rực" lắm lắm mấy bạn à!!"

NGUYỄN QUANG TUYẾN

Cập nhật về tình hình sức khỏe của bác Phùng Văn Bộ:
Bác Sỹ Phạm Doãn: Bs Phùng Văn Bộ (Canada) là bạn cao niên và cùng lớp.
Đã chiến thắng K Gan bằng lá Đu Đủ và lá Sả 
Đây là bằng chứng rất khích lệ cho việc trị liệu ung thư bằng cây lá tự nhiên.
Thông tin chia sẻ từ BS Phạm Doãn:
Anh Phùng Văn Bộ hiện nay rất khỏe, đang ở Vĩnh Long (từ 15 tháng 10 năm 2013) và sắp về lại Canada vào 10 tháng 4 năm 2014.

LÁ ĐU ĐỦ CHỐNG UNG THƯ

Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng diệt tế bào ung thư.
Kết quả nghiên cứu mới này được đăng tải trên “Tạp chí dược lý dân tộc” của Nhật Bản. Theo phát hiện mới của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Văn phòng thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida, Mỹ và Đại học Tokyo, chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và hiệu quả này tương thích với tất cả các tế bào ung thư được gây dựng trong phòng thí nghiệm, gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy...
Khi cho 10 loại tế bào ung thư khác nhau tiếp xúc với chất chiết xuất này, 24 giờ sau có thể thấy tốc độ phát triển của tế bào chậm hẳn lại, và nếu nồng độ chất chiết xuất càng cao, hiệu quả kháng tế bào ung thư, thậm chí giết chết nó càng rõ rệt. Cũng trong một thí nghiệm tương tự, các nhà khoa học còn phát hiện ra chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng thúc đẩy tế bào Th1 - tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch - sinh trưởng và phát triển.
Mặt khác, việc sử dụng chất chiết xuất từ lá đu đủ kháng ung thư còn có ưu điểm ở chỗ nó không mang độc tính và không gây ra tác dụng phụ. Nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, song không ảnh hưởng xấu đến các tế bào khỏe mạnh, vì vậy sẽ tránh được các trường hợp làm tổn thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các loại thuốc thông thường.
“Chúng ta từng biết đến đu đủ như một loại trái cây rất có ích trong việc phục hồi sức khỏe”, tiến sỹ Bharat Gawol thuộc Trung tâm Ung thư Anderson, Đại học Texas cho biết, “Đu đủ có rất nhiều thành phần có lợi, trong đó phải kể đến chất papain, một ezyme có rất nhiều trong quả và lá của chúng”. Hiện các nhà khoa học đang đẩy mạnh nghiên cứu để thử nghiệm trên động vật và người.
Gia Vinh
THƯ NGƯỜI DÙNG LÁ ĐU ĐỦ
Anh chị Bình thân quý,
Tôi thật tiếc đã không được biết sớm hơn bệnh tình của anh. Nếu biết sớm, tôi tin chắc anh đã không phải chịu đau đớn vì cái bệnh nan y đó vì người ta đã có cách chữa khỏi, vừa rẻ tiền, vừa công hiệu làm kinh ngạc nhiều người, như thể phép lạ.
Đó là dùng lá Đu Đủ làm thuốc chữa ung thư mà chính tôi biết rõ. Anh Bình có biết anh Thái Quang Minh Tuấn thuộc trường Phi Hành ngoài Nha Trang ngày xưa không? Anh Tuấn bị ung thư phổi rất nặng và bác sĩ cho xuất viện về nhà... đợi chết, nói anh ấy chỉ có thể sống được thêm 5 ngày tới một tuần lễ mà thôi. Cả nhà tuyệt vọng nhưng anh Tuấn có nghe biết về Lá Đu Đủ nên nấu dùng thử. Tụi tôi có đến thăm, thấy anh ấy không khác gì những người tù Do Thái trong trại tập trung Đức Quốc Xã, đợi lùa vào phòng hơi ngạt! Chị ấy kể rằng máu mủ từ phổi chảy ra qua ống nylon chảy ra ngoài, hôi thối không ai chịu nổi, kể cả con cái. Thế mà, kỳ diệu thay, mới chỉ uống nước Lá Đu Đủ được 3 ngày, anh ta thấy bớt đau và phổi không còn thải ra nước hôi thối nữa! Qua tuần lễ đó, anh vẫn sống, vẫn tiếp tục uống và khỏi luôn khiến bác sĩ và các y tá điều trị cho anh ở bệnh viện Fort-Worth phải cực cùng kinh ngạc.
Anh phục hồi sức khỏe rất nhanh chóng, bây giờ không hút thuốc lá nữa, phương phi khỏe mạnh như xưa. Hôm gặp anh ấy trong một tiệc cưới, tôi ngạc nhiên không thể ngờ. Lúc đó bà cụ tôi vừa khám phá ra bệng ung thư xương. Cancer ăn tiêu mất 1/3 xương hông, nơi đó đùn lên một cái mass cancer to bằng cái chén và cụ tôi đau đớn không đi lại được, phải ngồi xe lăn. Mỗi ngày tôi phải đưa cụ vào bệnh viện chạy radiation và rồi làm chemo-therapy. Anh Tuấn cho tôi một ít lá đu đủ, nói để Me tôi dùng thử, may ra khỏi vì anh không biết nó có công hiệu cho các ung thư khác không…. Tôi lấy về cho Me tôi dùng thay nước trà mỗi ngày, gửi thư về VN nói cô em tôi kiếm gửi qua nữa. Cụ tôi 81 tuổi. Khi chữa thuốc tây, tôi vẫn cho cụ uống lá đu đủ song song và bác sĩ phải lấy làm lạ lùng vì cụ không bị rụng tóc hay bất cứ một phản ứng gì khác do chất hóa học và radiation làm ra như skin rash, táo bón...
Sau đó còn một vài trường hợp như ung thư bao tử, trực tràng, phổi... cả Việt lẫn Mỹ đều khỏi rất nhanh chóng. Một ông bạn già của tôi có ông con rể người Hoa Kỳ bị bác sĩ chê, sắp sửa ra đi, vậy mà mới uống lá đu đủ vài tuần đã đi làm lại được và tin tưởng tuyệt đối vào môn thuốc ngoại khoa này. Thật ra việc dùng lá đu đủ chữa bệnh ung thư, hồi mới qua đây được ít năm, tôi có đọc một tài liệu y khoa trên báo Mỹ nói đến thổ dân ở Úc đã lấy Lá Đu Đủ chữa khỏi bệnh cancer. Tài liệu này do một bác sĩ người Đức làm việc ở Canberra viết và phổ biến.
Tôi cũng xin gửi kèm thư này cái eMail tôi gửi cho thân hữu có kèm thư anh Văn Quang từ Saigon mới gửi cho tôi cách đây hai tuần. Anh Văn Quang cho biết trường hợp một bà bị ung thư tử cung mà khỏi nhờ lá đu đủ do tôi mách bảo. Hồi đó nghe tin nhà văn Mặc Thu bị ung thư phổi, tôi bèn viết eMail nhờ Văn Quang nói với gia đình ông Mặc Thu nhưng họ không tin. Văn Quang cũng nghi ngờ nhưng bây giờ thì tin lắm.
Vậy anh Bình ơi, anh hãy nghe tôi, chịu khó dùng xem sao. Nó không khó uống đâu và làm rất giản dị. Chỉ bốc một nhúm cho vào bình nước sôi như ta pha trà rồi uống thay nước mỗi ngày, càng nhiều càng tốt. Đừng pha nhạt quá mà cũng đừng pha đặc quá khó uống. Tôi gửi gói này, cũng phải mấy tháng mới dùng hết. Anh chị đừng lo. Nếu thấy đỡ và cần thêm, tôi sẽ cung cấp cho anh chị.
Tụi này nhớ đến hai bác rất thường. Hôm trước có gọi thăm nhưng không được, tôi tưởng hai bác dọn nhà hay đổi số mới mà không cho biết nên định bụng năm nay gửi thiệp Giáng Sinh sẽ hỏi số điện thoại và địa chỉ eMail của anh chị hay của cháu Trang, cháu Tiến để liên lạc nhanh chóng hơn.
Chúng tôi vẫn bình thường và vừa có cháu ngoại đầu lòng được hơn tháng rồi, bận với thằng nhỏ cũng vui lắm.
Chúng tôi mong chúc anh chóng bình phục. Thăm cả nhà và mong có dịp sẽ gặp lại anh chị và hai cháu.
Nguồn: expressmagazine.net

NHỮNG BÀI HỌC TỪ ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC.


13 điều đáng học hỏi ở người Nhật

Đất nước và con người xứ sở mặt trời mọc khiến cả thế giới phải nể phục.                                                       

1. Bạn có biết rằng trẻ em Nhật làm vệ sinh trường học của chúng mỗi ngày trong vòng 45 phút cùng

giáo viên, điều này mở ra một thế hệ người Nhật khiêm tốn và ưa thích sự sạch sẽ.

2. Bạn có biết rằng bất cứ công dân Nhật nào mà có nuôi chó thì phải mang theo túi đựng và túi đặc

biệt để hốt phân chó khi chúng ị ra trên đường. Họ giải quyết chuyện đó rất vệ sinh và quyết liệt.

3. Bạn có biết rằng những người lao công (công nhân vệ sinh) ở Nhật được gọi là “Kỹ Sư Sức Khỏe”; họ

có thể yêu cầu một mức lương từ 5000 tới 8000 Đô la Mỹ mỗi tháng. Và một người lao công cũng phải

trải qua các bài kiểm tra miệng và kiểm tra viết.

4. Bạn có biết rằng nước Nhật không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và họ phải chịu đựng hàng

trăm trận động đất mỗi năm, nhưng những điều đó cũng không ngăn cản Nhật trở thành cường quốc

kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới trong nhiều năm liền (hiện nay phải tạm đứng thứ 3 vì sự trỗi dậy của

Trung Quốc).

5. Bạn có biết rằng thành phố Hiroshima chỉ cần 10 năm đã trở lại thời phát triển kinh tế đầy sôi động

của mình sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử của Mỹ.

6. Bạn có biết rằng Nhật ngăn cấm việc nói chuyện điện thoại trên các tàu điện và xe bus. Ngồi trong

tàu điện hay xe bus ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh y như trong 1 thư viện. Mọi người đọc sách, nghe

nhạc, nhắn tin, làm việc, ngủ gật… nhưng không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói

chuyện cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.

Người Nhật khiến thế giới nể phục bởi phong cách sống của mình

7. Bạn có biết rằng học sinh Nhật Bản từ năm đầu cho tới năm thứ 6 tiểu học phải học về những nguyên

tắc xử thế (tạm gọi là đạo đức học thiết thực) để giao tiếp với những người xung quanh.

8. Bạn có biết rằng người Nhật tuy là dân tộc giàu có hàng nhất nhì thế giới, họ cũng không có người

giúp việc (osin). Trong gia đình thì cha mẹ chịu trách nhiệm chăm lo nhà cửa và con cái.

9. Bạn có biết rằng không có bất cứ kỳ thi nào từ lớp 1 cho tới lớp 3 ở cấp tiểu học; bởi vì mục tiêu của

giáo dục là truyền đạt các khái niệm và xây dựng nhân cách, không phải là thi thố và nhồi sọ.

10. Bạn có biết rằng nếu bạn đến một nhà hàng ăn món tự chọn tự phục vụ (buffet) ở Nhật, bạn sẽ

thấy người ta chỉ ăn vùa đủ mà không lãng phí. Không có thức ăn thừa.

11. Bạn có biết rằng tỷ lệ tàu lửa hay tàu điện đến trễ ở Nhật chỉ khoảng 7 giây mỗi năm! Người Nhật

trân trọng giá trị thời gian, đến từng phút từng giây.

12. Bạn có biết rằng trẻ em từ khi học mẫu giáo đã tự làm sạch răng và chải răng sau mỗi bữa ăn ở

trường; chúng duy trì việc tự chăm sóc sức khỏe ngay từ thuở nhỏ.

13. Bạn có biết rằng sinh viên/học sinh Nhật dành ra khoảng nửa tiếng để ăn một bữa, để đảm bảo cho

việc ăn chậm và tiêu hóa tốt. Khi được hỏi về vấn đề này, người Nhật nói: Vì những sinh viên/học sinh

đó là tương lai của nước Nhật!

Trần Hoàng sưu tầm

BỐN ‘CHUYỆN LẠ’ Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên.

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ

tướng.

1. Trung thực Ở Nhật                                                                                                                                                

Bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà

ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng

ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu

hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà

tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và

đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi

nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt”

gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm

5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

2. “No noise” – không ồn

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng

hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD

xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì

“người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy

phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu

hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

3. Nhân bản

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai,

những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng

cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

4. Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ,

mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa

duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước

Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công

dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý

chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên.

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ

tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó,

người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn

hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ

vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng. 


Trần Hoàng sưu tầm

HƯỚNG DẪN ĐĂNG BÀI, THẢO LUẬN TRÊN DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THCS TÂN AN.

I.Cách thức đăng bài, gởi thư lên diễn đàn.


Có 2 cách để tạo một chủ đề thảo luận trên diễn đàn hoặc đặt câu hỏi, chia sẻ thông tin, tài liệu với các thành viên:

Cách 1: Gửi email đến:
thcstanan@googlegroups.com
Đây là cách tốt nhất. Vui lòng ghi rõ nội dung thảo luận trên tiêu đề (subject).

Cách 2:  Truy cập trực tiếp vào địa chỉ sau:
https://groups.google.com/forum/#!forum/thcstanan 
Đăng nhập bằng tài khoản Email của mình, để tạo chủ đề mới và xem các trao đổi, thảo luận trên diễn dàn (hạn chế dung lượng file đính kèm). 


II. Tham gia vào các cuộc trao đổi.
https://groups.google.com/forum/#!forum/thcstanan
- Đăng nhập, xem chủ đề. Chỉ cần nhấn trả lời (reply) cho một chủ đề nào đó. Viết nội dung thảo luận và gởi đi.

- Xin lưu ý là khi thầy cô reply thì nội dung đó sẽ đi đến tất cả các thành viên trong diễn đàn. Nên nếu có trao đổi riêng dành cho 1 người nào đó, vui lòng gửi đến email riêng của người cần nhận (danh bạ đã được nạp sẵn).



Lưu ý: Chỉ đăng những nội dung phục vụ cho chuyên môn, giáo dục, xây dựng nội bộ.

Xin cảm ơn!


Hướng dẫn cách đóng gói PowerPoint SlideSow


Sau khi hoàn thành một giáo án điện tử bằng PowerPoint với nhiều hình ảnh, âm thanh, video, font chữ.... Nhưng khi đem lên trường trình chiếu thì nhiều khi không trinh chiếu được, hay font chữ thay đổi, âm thanh không có, mất link video... Chỉ vì, bạn đã không đóng gói cho giáo án của mình. Sau khi đóng gói xong, giáo án của bạn sẽ trình chiếu độc lập cho dù trong máy tính đang trình chiếu có thể không có loại font chữ đó ...
B1 : Mở file giáo án cần đóng gói.
B2 : Vào menu File --> Package for CD ...
B3 : Xuất hiện hộp thoại Package for CD
>>> Đặt tên cho thư mục chứa các file trình chiếu tại : Name the CD  ( mặc định là PresentationCD - 16 ký tự thôi nhé :)
>>> Bước kế tiếp là nhấn vào nút Add Files. Thực ra bước này chỉ mở rộng thêm khả năng của “Package for CD” mà thôi, vì mặc định, chương trình sẽ tự động đọc tập tin PowerPoint đang soạn thảo của chúng ta, quan sát xem thử có những liên kết đến những tập tin nào khác, và đã tự động cập nhật vào danh sách những tập tin cần “đóng gói” rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cũng muốn chép thêm những tập tin không hề có liên kết nào đến tập tin PowerPoint của bạn, nhưng có khả năng dùng đến ví dụ như tài liệu tham khảo chẳng hạn, hãy dùng tính năng này. 
>>> Kế đến là nút Options. Ngược lại với nút Add Files, đừng bao giờ bỏ qua nút Option, hãy luôn kiểm tra lại những cài đặt mặc định có phù hợp với màn trình diễn của bạn không nhé! Mặc định thì trình “Viewer” và tất cả tập tin PowerPoint và tập tin kiên kết với nó sẽ được đưa vào gói, nhưng những tập tin phông chữ True Type thì không! Do đó, để đề phòng trường hợp trên máy tính người dùng không có sẵn những phông chữ này, hãy bấm vào mục chọn “Embedded True Type fonts”.
>>> Còn bây giờ là lúc phải quan tâm đến tính bảo mật cho dữ liệu đã chép lên CD. Đừng lo, bạn đã được quyền cài mật khẩu cho việc mở xem (Open) tập tin PowerPoint và cả mật khẩu để sửa chữa ( modify ) chúng nữa chứ! Cách dùng mật khẩu kiểu này còn cho phép bạn chuyển tài liệu dạng PowerPoint đến tay các người khác để họ xem, nhưng họ không được quyền sửa chữa nội dung trong đó.
B4 : Trong hộp thoại Copy to Folder 
+Folder name : Đặt tên cho folder
+Location : đường dẫn đến nơi cần để file đóng gói. Mặc dịnh là C:\My Documents\Tên máy tính\. Muốn thay đổi chọn Browse. Trong hộp thoại Choose Location, chọn nơi muốn để Folder đóng gói rồi Click OK.
B5 : Quay lại hộp thoại Package for CD, chọn Close để kết thúc quá trình đóng gói. Như vậy khi đi trình chiếu các thầy cô chép nguyên thư mục vào USB và chạy tập tin .ppt nằm trong thư mục đó khi trình chiếu.
Chúc các thầy cô và các em thành công.


Theo THCS Phú Cường


Đối với MS Power Point 2007

Sau khi hoàn thành bài giảng điện tử bằng phần mềm MS Powerpoint, để có thể trình diễn một cách bình thường, chứa đầy đủ tất cả các hình ảnh, âm thanh, video đã được chèn vào hoặc có liên kết đến bài giảng ở mọi máy tính (kể cả những máy tính không cài đặt bộ MS Office) các bạn thực hiện như sau:
Sau khi soạn xong, các bạn tiến hành lưu lại tập tin bài giảng theo cách bình thường (Ctrl+S) rồi mới thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 1:
Tại giao diện chính của chương trình, nhấp vào menu File, sau đó chọn lệnh Package for CD.
Một cửa sổ mới xuất hiện như sau:
  
Bước 2:
Bấm vào Options Hộp thoại Options chứa các tùy chọn sau:
Nhấn vào tùy chọn Embedded TrueType fonts để Poweroint lưu kèm theo các font chữ có trong bài giảng, sau đó bấm OK để quay ra cửa sổ lúc đầu.
  
Bước 3: Lựa chọn 1 trong 2 cách
  
Nếu bấm chọn Copy to CD để sao chép toàn bộ bài giảng vào CD.
Nếu bấm chọn Copy to Folder thì Powerpoint, bạn lựa chọn 1 trong 2 tùy chọn
+ Tại mục Folder name: Nhập vào tên thư mục mà Powerpoint sẽ chép toàn bộ bài giảng vào.
+ Tại mục Location: hiển thị đường dẫn đến bài giảng sau khi đóng gói, nếu muốn đổi đường dẫn, bấm Browse để chọn.
+ Sau đó bấm OK
Kết quả: Powerpoint sẽ tiến hành chép tất cả bài giảng, font chữ, các đoạn âm thanh, video liên quan vào 1 thư mục đã cài đặt
Bước 4:
Sau khi tiến trình hoàn tất, bấm Close để đóng cửa sổ Package for CD lại.
Bước 5:
Sao chép toàn bộ thư mục mà bạn đã đặt tên vào ô Folder name ở bước trên vào CD hoặc USB để đem đi trình diễn ở bất kỳ máy tính nào mà không sợ gặp phải các lỗi nói trên.
H.P.H CLB.TINHOC

Cổng USB Type-C đang được phát triển dựa trên USB 3.1, hỗ trợ cắm cáp cả hai mặt, ra mắt Q4 năm sau


  1. USB_3_1_FType-C.
    USB Promoter Group, tổ chức chịu trách nhiệm phát triển chuẩn USB 3.0, mới đây đã tiết lộ về một cổng kết nối USB mới có thể cắm theo mặt nào cũng được. Cổng mới này có tên gọi Type-C, nó sẽ sử dụng cấu hình của chuẩn USB 3.1 và dự kiến sẽ được ra mắt chính thức vào khoảng giữa năm sau. Hiện chúng ta chưa có hình ảnh của cổng Type-C, nhưng kích thước của nó sẽ tương tự như cổng microUSB hiện nay và như đã nói ở trên, bạn có thể cắm cáp vào thiết bị của mình theo bất kì chiều nào, không còn phải để ý mặt trên hay mặt dưới nữa. Thiết kế như thế này đã từng xuất hiện trên cổng Lightning của Apple. Type-C cũng sẽ tương thích với các chuẩn USB mới hơn trong tương lai.

    Brad Saunders, chủ tịch nhóm USB Promoter Group, nói rằng Type-C sẽ "đáp ứng được xu hướng thiết kế đang ngày một tiến hóa theo hướng nhỏ và dễ dùng", trong khi vẫn đảm bảo truyền tải được cả dữ liệu lẫn điện năng. Alex Peleg, đại diện của Intel, thì cho biết Type-C sẽ "giúp cho sự ra đời của một thế hệ thiết bị siêu mỏng, từ điện thoại cho đến tablet, từ thiết bị 2 trong 1 cho đến laptop và thậm chí là cả desktop." Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa ra cấu hình dành cho các bộ sạc cũng như cáp tương thích với Type-C.

    Một số loại cổng USB hiện nay
    USB_Type_cac_loai.

Học sinh Việt Nam xếp hạng cao hơn Anh, Mỹ

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 2012 vừa công bố kết quả khảo sát, theo đó, học sinh Việt Nam xếp thứ 17 về Toán trên tổng số 65 nước tham gia. Vị trí này cao hơn nước Mỹ và Vương quốc Anh. 

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, rất bất ngờ khi nhận được kết quả khảo sát PISA 2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào ngày 3/12. Theo đó, OECD đã tiến hành khảo sát hơn 510.000 học sinh ở 65 quốc gia và nền kinh tế về khả năng ở các môn: Toán, Đọc hiểu và Khoa học, trong đó tập trung chủ yếu vào môn Toán.
toan-7687-1386140759.jpg
Bảng xếp hạng môn Toán của khảo sát PISA 2012.
Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), thứ 17 về Toán (511 điểm) và thứ 19 về Đọc hiểu (508 điểm). Khu vực Đông Nam Á có 5 nước tham gia gồm Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia thì Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapore.
Ở môn Toán, học sinh Thượng Hải (Trung Quốc) dẫn đầu với điểm số trung bình 613. Việt Nam cao hơn mức trung bình (494 điểm) và có thứ hạng cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Anh (494 điểm, xếp thứ 26), Pháp (495 điểm), và Mỹ (481 điểm, xếp thứ 31).
"So với kỳ vọng đạt mức trung bình hoặc dưới trung bình thì vị trí thứ 17 môn Toán của học sinh Việt Nam trong lần đầu tiên tham gia khảo sát PISA là kết quả đáng khích lệ. Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 65 nước tham gia nhưng chất lượng học sinh đã gây bất ngờ cho cả thế giới", ông Hiển nói.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng cho rằng, kết quả khảo sát PISA rất đáng cổ vũ bởi đây không phải là kỳ thi mà là kỳ kiểm định chất lượng. PISA không lựa chọn ai đỗ, ai trượt mà xem xét trình độ, mức độ của học sinh Việt Nam như như thế nào so với với khu vực và thế giới.
thay-Hien-9064-1386140759.jpg
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, ông rất bất ngờ khi nhận được kết quả khảo sát PISA 2012 bởi khi tham gia chỉ kỳ vọng đạt mức trung bình hoặc dưới trung bình. Ảnh: HT.
OECD lựa chọn mẫu trường và học sinh tham gia PISA một các ngẫu nhiên trên cơ sở nguồn dữ liệu học sinh toàn quốc do Việt Nam cung cấp. Theo đó, Việt Nam có 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố tham gia PISA 2012. Có 4 tỉnh, thành phố không có trường rơi vào mẫu khảo sát là Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn và Cần Thơ. Đối tượng tham gia PISA ở Việt Nam là học sinh 17 tuổi, chủ yếu rơi vào lớp 10 THPT chính quy, ngoài ra còn có học sinh trường nghề, trường THCS, trung tâm GDTX.
"Việt Nam xác định tham gia PISA trước tiên để học hỏi kinh nghiệm đánh giá giáo dục của quốc tế và biết giáo dục nước ta ở đâu so với các nước phát triển trên thế giới. OECD sẽ phân tích kết quả, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và đưa ra các khuyến nghị về chính sách giáo dục cho các quốc gia, qua đó, Việt Nam sẽ biết mình nên làm gì để hội nhập quốc tế và phát triển giáo dục", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói.
PISA (Chương trình quốc tế đánh giá học sinh) là chương trình nghiên cứu so sánh, đánh giá chất lượng giáo dục lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. PISA được triển khai với mục đích kiểm tra, đánh giá và so sánh trình độ học sinh ở độ tuổi 15 giữa các nước trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) và các nước khác trên thế giới. Chương trình này được tổ chức định kỳ 3 năm một lần, và năm nay là lần đầu tiên Việt Nam tham gia.
Hoàng Thùy